Miêu tả và đặc điểm Sao_lùn_đỏ

Hình vẽ hình dung của họa sĩ về một hành tinh trên quỹ đạo quanh một ngôi sao lùn đỏ

Các sao lùn đỏ là những ngôi sao có khối lượng rất thấp chưa bằng 40% khối lượng Mặt Trời.[1] Vì thế chúng có nhiệt độ lõi thấp và năng lượng được tạo ra ở tỷ lệ thấp bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli qua cơ cấu dãy proton-proton (PP). Vì thế những ngôi sao đó phát ra lượng ánh sáng thấp, thỉnh thoảng chỉ bằng 1/10.000 lượng ánh sáng Mặt Trời. Thậm chí những ngôi sao lùn đỏ lớn nhất cũng chỉ có độ sáng bằng 10% của Mặt Trời.[2]

Nói chung các ngôi sao lùn đỏ chuyển năng lượng từ lõi ra bề mặt bằng cách đối lưu. Đối lưu xảy ra bởi tính đục (opacity) của bên trong, vốn có mật độ khá cao so với nhiệt độ. Vì thế, các photon khó di chuyển ra bề mặt hơn bởi các quá trình bức xạ. Đối lưu là phương pháp chuyển năng lượng chủ yếu bởi nó là quá trình có hiệu năng cao hơn.[3]

Vì các ngôi sao lùn đỏ đối lưu toàn bộ, heli không tích tụ được tại lõi nên chúng có thể đốt cháy một phần lớn lượng hydro trước khi dời khỏi dãy chính so với những ngôi sao lớn hơn như Mặt Trời. Vì thế những ngôi sao lùn đỏ có tuổi thọ ước tính rất lớn; từ hàng chục tỷ tới hàng nghìn tỷ năm tùy theo khối lượng. Tuổi thọ này lớn hơn tuổi thọ ước tính của vũ trụ. Sao lùn đỏ có khối lượng càng thấp, tuổi thọ càng cao.[1] Khi khối lượng hydro trong một ngôi sao lùn đỏ đã tiêu thụ hết, tỷ lệ phản ứng giảm sút và lõi bắt đầu thu nhỏ lại. Năng lượng hấp dẫn sinh ra bởi sự giảm sút kích thước này được chuyển thành nhiệt, và lại được mang đi lên bề mặt ngôi sao bởi sự đối lưu.[4]

Bản mẫu:Star navSự thực rằng các ngôi sao lùn đỏ và các ngôi sao có khối lượng thấp khác vẫn ở trên dãy chính trong khi những ngôi sao lớn khác lại bị loại cho phép ước tính tuổi của các cụm sao bằng cách tìm khối lượng tại đó các ngôi sao ra khỏi dãy chính. Việc này đưa ra một giới hạn tuổi sao thấp hơn cho Vũ trụ và cũng cho phép lập các bảng thời gian của các kết cấu bên trong Ngân hà, là quầng ngân hàđĩa ngân hà.

Một bí ẩn vẫn chưa được giải đáp ở thời điểm năm 2007 là sự vắng mặt của những ngôi sao lùn đỏ không có kim loại. (Trong thiên văn học, một kim loại là bất kỳ nguyên tố nào nặng hơn hydro hay heli). Mô hình Big Bang tiên đoán thế hệ sao đầu tiên chỉ được có hydro, heli và dấu hiệu của một số lithium. Nếu những ngôi sau như vậy gồm cả các ngôi sao lùn đỏ, chúng vẫn phải được quan sát thấy hiện nay, nhưng chưa từng một ngôi sao nào như vậy được khám phá. Giải thích có vẻ đúng nhất là khi không có các nguyên tố nặng chỉ những ngôi sao lớn và chưa được quan sát thấy có thể hình thành, và chúng nhanh chóng cháy hết để lại các nguyên tố nặng để sau đó cho phép hình thành nên các ngôi sao lùn đỏ. Những giải thích khác, như các ngôi sau lùn đỏ không kim loại rất mờ và có thể có số lượng nhỏ, được coi là khó có thể xảy ra bởi chúng có vẻ mâu thuẫn với các mô hình tiến hóa sao.

Những ngôi sao lùn đỏ là kiểu sao thông thường nhất trong Ngân hà, ít nhất trong vùng lân cận Mặt Trời. Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất, là một sao lùn đỏ (Kiểu M5, độ sáng biểu kiến 11.05), cũng như hai mươi trong số ba mươi ngôi sao ở gần nhất. Tuy nhiên, vì có ánh sáng thấp, các ngôi sao lùn đỏ đơn độc không dễ được quan sát thấy ở những khoảng cách vũ trụ xa xôi như những ngôi sao sáng khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_lùn_đỏ http://www.sciam.com/article.cfm?chanID=sa004&arti... http://www.sciam.com/article.cfm?id=red-star-risin... http://space.com/scienceastronomy/051130_small_pla... http://www.space.com/scienceastronomy/070424_hab_e... http://jumk.de/astronomie/about-stars/red-dwarfs.s... http://adsabs.harvard.edu/abs/1996ApJ...459L..91C http://adsabs.harvard.edu/abs/1998RPPh...61...77K http://spiff.rit.edu/classes/phys230/lectures/plan... http://www.ucm.es/info/Astrof/invest/actividad/fla... http://web.archive.org/web/20040305021303/http://w...